Bí quyết học tốt

1. Giải bài tập là cách ôn lại lý thuyết

Cần xem kỹ những nội dung sẽ ra thi, chuẩn bị từng nội dung đó, chú trọng phần kiến thức lớp 12 và “những bài đã học qua thì nên quay trở lại, xem kỹ lý thuyết để vận dụng vào giải bài tập“.

Lý thuyết của các môn thi khối A khá nhiều, để nhớ và hiểu được trọn vẹn nên đọc sách nhiều, tìm ra những ý chính để lật đi lật lại cho đến khi kiến thức “ngấm“ vào người. Ngoài ra, giải bài tập cũng là một cách ôn lại lý thuyết. Đối với vật lý, hóa học là hai môn thi trắc nghiệm thì khi đã nắm chắc lý thuyết, có thể giải bài tập trước chứ không nhất thiết phải luyện trắc nghiệm ngay. Khi nắm vững lý thuyết, hiểu được cách giải thì sẽ tránh được “hên-xui“ khi đặt bút làm bài thi trắc nghiệm“.

Để làm quen với những dạng bài tập mới, Hiếu làm thật nhiều bài tập ở nhiều dạng khác nhau. Ở mỗi dạng, bạn làm một – hai bài mẫu và trình bày một cách rõ ràng, cẩn thận để làm mẫu cho những bài cùng dạng. Trong quá trình giải toán, gặp bài nào hay cần đánh dấu lại, ghi chú vắn tắt cách giải vào sổ tay để khi cần sẽ giở ra xem. “Vô phòng thi gặp những dạng tương tự mình sẽ biết đi theo hướng nào, tránh mày mò mất thời gian“.

Bên cạnh kiến thức trong sách giáo khoa, ở mỗi dạng đề cần có sách chuyên sâu về dạng đề đó vì đọc sẽ dễ hơn sách tổng hợp các dạng đề. Những sách này cần chọn loại có phân dạng bài rõ ràng, có đáp án đầy đủ và giải thích cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cần sưu tập dạng đề thi của những năm trước theo từng chuyên đề và tập trung chuyên sâu vào từng chuyên đề ấy. Đối với môn hóa, cần nhiều phương pháp tính nhanh nên cần tham khảo những sách có tổng hợp những chỉ dẫn ấy. cần mua và đọc thêm sách về lý thuyết hóa học.

2. Chăm chỉ học:

Cách duy nhất để tìm ra phương pháp là học hành thật sự chăm chỉ, không cần cao siêu, không dùng bí quyết, thủ thuật. Mỗi người cần phải tìm cách tự rút ra phương pháp phù hợp với điều kiện, thói quen của mình.

Sách giáo khoa là tài liệu tối quan trọng. Bởi vì đề thi đại học chủ yếu xoay quanh chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên vẫn phải nhờ tới sự giúp đỡ của sách tham khảo để tổng hợp kiến thức, nâng dần mức độ khó của bài tập.

Môn toán là môn tự luận nên cần rèn khả năng lập luận nhiều nhất. Cấu trúc đề thi thường cố định, nên chỉ cần ôn luyện kĩ và bám sát cấu trúc đề thi là có thể đạt điểm cao.

Môn hóa mặc dù không có nhiều công thức, nhưng có nhiều dạng bài. Với môn hóa, điều cần thiết nhất là chăm chỉ làm bài tập để rèn kỹ năng. Trước khi đi thi, bạn cần rèn cho mình khả năng giải bài tập môn hóa với tốc độ cao nhất có thể bằng cách bấm thời gian. Điều này sẽ tạo thói quen làm việc nhanh nhạy, chủ động về mặt thời gian trong phòng thi.

Để thi tốt Sinh, cần học thuộc lý thuyết. đọc nhiều để hiểu bản chất vấn đề sẽ giúp cho việc học thuộc này trở nên dễ dàng hơn,

Với các môn trắc nghiệm, cần đọc sách của nhiều tác giả khác nhau, miễn sao sách đó đưa ra cách giải bài tập nhanh.

3. Rèn luyện sức khoẻ và tâm lý:

Để đảm bảo sức khỏe, sự minh mẫn, cần dành ra ít nhất 30 phút buổi trưa để ngủ. Điều này sẽ giúp bạn tỉnh táo và minh mẫn trong cả buổi chiều, buổi tối để tiếp tục học.

Khi đến ngày thi, tâm lý hồi hộp khiến chúng ta không muốn ăn, nhưng cần phải cố gắng ăn nhiều hơn bình thường. Thời gian làm bài thi khá dài, thế nên cần phải có đủ năng lượng dự trữ trong cơ thể, năng lượng này sẽ giúp em duy trì được tốc độ làm bài nhanh, ổn định và sự minh mẫn, sáng suốt.

Mỗi khi gặp bài khó chưa giải được ngay hay học xong bài, bạn có thể giải trí bằng cách đọc sách và làm việc nhà giúp bố mẹ.

Trước kỳ thi, thí sinh không nên tạo áp lực quá lớn với mình, vì đôi khi áp lực lớn sẽ làm giảm năng suất học tập.

Để đạt được tốc độ làm bài nhanh tối đa có thể, chúng ta cần rèn luyện đơn giản là làm các bộ đề, tính toán và phân bố thời gian sao cho hợp lý với hệ số điểm của từng bài.

Đối với các môn trắc nghiệm, làm được 10 câu, cần xem lại thời gian, nếu làm chậm tiến độ sẽ tăng lên, nếu làm đúng hoặc nhanh, thì duy trì tốc độ hiện tại. Cách này rèn giúp cho bạn chủ động về thời gian trong khi làm bài.

4. Không quá vội khi làm bài thi:

Trước khi ôn luyện môn nào, bạn tính toán thời gian sao cho gần đến ngày thi phải hoàn tất các kiến thức cần thiết, bởi “còn phần chưa học sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng“. Vài ngày trước khi thi, bạn hệ thống lại kiến thức đã học, xem lại phần nào đã hiểu, chưa hiểu để biết mình mạnh – yếu chỗ nào để tìm cách phát huy và khắc phục.

Tuy nhiên, cũng có những dạng đề đã làm qua nhưng không thể hệ thống được tất cả, bạn tìm thêm sách, tài liệu trên mạng được được giáo viên tổng hợp và chia dạng đề ra rõ ràng để hệ thống kiến thức. Dạng nào gặp rồi thì làm để củng cố kiến thức, dạng chưa biết thì tìm hiểu cho biết.

Không nên quá vội trong khi làm bài thi, bởi sẽ rất tiếc nếu như mình làm đúng nhưng không được tròn điểm (đối với môn tự luận) và mất điểm (đối với môn trắc nghiệm) chỉ vì làm sai đáp số cuối cùng. Hãy cẩn thận nhưng cũng phải cân nhắc thời gian làm bài. Đối với môn thi tự luận nên chọn câu dễ nhất và cố gắng làm tốt, trọn vẹn để tạo tâm lý thoải mái cho những câu sau. Khi làm bài đừng viết dài quá hoặc ngắn quá, phải trình bày sao cho thầy cô chấm bài hiểu được ý của mình.

Với bài thi môn trắc nghiệm, những câu chưa chắc chắn nên đánh dấu lại trên đề thi và xem kỹ lại lúc còn dư thời gian. Phải phân tích kỹ đề vì trong đề thi có khá nhiều “bẫy“, mà để có được kỹ năng phân tích, suy luận, không cách nào khác hơn là phải làm thật nhiều bài tập để nắm vững lý thuyết kết hợp những phương pháp tính nhanh.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH THỦ KHOA
      Đậu đại học không phải chuyện dễ, trở thành thủ khoa càng khó gấp nhiều lần. Làm thế nào để vượt lên hàng ngàn người để giành lấy vòng nguyệt quế trong kỳ tuyển sinh đại học? ��������������

������Nguyễn Tuấn Dũng: Góc học tập của Dũng thật khiêm tốn với chiếc bàn gỗ cũ và chiếc bảng đen sát bên bàn học. Dũng tâm sự: �Lần đầu tiên thi đại học nên em rất lo, không ngờ lại đạt điểm cao như thế�. Dũng cho biết bí quyết của bản thân: �Thời gian em học không nhiều vì còn phải phụ giúp bố mẹ lo việc nhà, ruộng vườn. Mỗi ngày em học 3 giờ đồng hồ và ngày nào cũng thế. Các môn lý thuyết thì chỉ ghi nhớ những ý chính. Công thức tính toán thì nghiền ngẫm kỹ nên khi gặp các dạng bài tập, em đều vận dụng giải đáp được�.
������Đoàn Chí Hiếu: Làm nhiều bài tập Đoàn Chí Hiếu đỗ thủ khoa ngành Sư phạm Toán, trường ĐH Tiền Giang với điểm số 27,5. Hiếu học tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh. Phương pháp học tập của Hiếu đơn giản là làm thật nhiều bài tập ở nhà. Hiếu nói: �Làm nhiều bài tập thì mình vững lý thuyết và nhớ hoài�. Ngoài thời gian học, ở nhà Hiếu phải lo cắt cỏ cho thỏ ăn, phụ ba mẹ kiếm tiền. Ngoài ĐH Tiền Giang, Hiếu còn dự thi ngành Bác sĩ đa khoa của ĐH Y Dược TP.HCM. Đối chiếu với đáp án, Hiếu dự đoán đạt tổng cộng khoảng 27 điểm cho 3 môn thi. Hiếu thích cả 2 ngành y và sư phạm, nhưng nếu học ở TP.HCM thì sợ cha mẹ lo không nổi chi phí, vì anh trai của Hiếu cũng đang theo học ĐH Bách khoa TP.HCM. Chị Nguyễn Thị Bạch Mai, mẹ Hiếu, cho biết lúc đầu gia đình dự tính chỉ cho Hiếu thi vào ĐH Tiền Giang vì nếu đậu thì học gần nhà, ít tốn tiền. Nhưng thầy cô ở trường động viên gia đình ráng cho Hiếu thi ở TP.HCM và hứa, nếu Hiếu thi đậu các thầy cô sẽ vận động xin cho em một suất học bổng.

������Phan Ngọc Anh: Với 27 điểm (Toán: 8,5; Lý: 9,5; Hóa: 9) đã trở thành tân thủ khoa trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm nay. Ngọc Anh chia sẻ ngắn gọn kinh nghiệm học tập của mình: �Thứ nhất là nghe giảng bài kỹ trên lớp, thứ hai là tự thân ôn lại để nắm vững kiến thức, thứ ba là tìm tòi thêm ở bên ngoài để vững về kiến thức căn bản và mở rộng thêm những điều liên quan. Trong đó, nếu làm được hai ý đầu thì có thể đậu ĐH, làm thêm được ý thứ ba thì mới có cơ hội trở thành thủ khoa�. Và một kinh nghiệm đáng ngạc nhiên khác: �Không bao giờ thức trễ hơn 10 giờ 30 tối, nếu ngày mai có bài thi thì mình cũng chỉ học thêm khoảng 1 tiếng thôi�. Ngọc Anh phân tích, vấn đề không phải thời lượng ngồi vào bàn nhiều hay ít, mà quan trọng là sự tập trung vào việc học ở mức độ như thế nào; sắp xếp thời gian biểu có hợp lý hay không. Xen kẽ với việc học là khoảng thời gian thư giãn, giải trí, ăn chơi�.

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN TOÁN

1. Nắm chắc kiến thức cơ bản

�������Đối với môn Toán, có một nguyên tắc quan trọng là không bao giờ được bỏ qua những kiến thức cơ bản. Có thể sẽ nhiều bạn bảo là “khổ lắm nói mãi“ nhưng điều này đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ. Toán học là môn học lô gic, nếu không có nền tảng cơ bản bạn sẽ bị hổng kiến thức rất nhanh mà mình không ngờ tới đấy. Đây cũng là nguyên nhân làm mất điểm oan của đa số các bạn học giỏi mà chủ quan do không nghĩ bài có thể dễ như vậy, các bạn ấy cứ liên tưởng tới cách giải cao siêu lắm.

������Trước những dạng bài cơ bản bạn lại càng phải nắm rõ và làm trôi chảy. Bạn biết những dạng bài cơ bản đó nằm ở đâu không? Chính là những bài tập ví dụ minh họa cho các phần lí thuyết sách giáo khoa đấy. Hãy luyện tập sao cho khi bắt gặp những dạng bài đó là bạn có thể bắt tay vào làm ngay, tốt nhất hãy làm theo cách �cổ điển� của bài đó, đừng mất thời gian biến đổi hay nghĩ rằng bạn sẽ tìm cách hay hơn, ngắn hơn.

������Một thầy giáo dạy Toán trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã từng khuyên học trò không cần phải học kiến thức gì cao siêu hay chạy sô học thêm mà vẫn có thể học Toán giỏi. Bí quyết đó là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần học các kiến thức cơ bản của sách giáo khoa kèm theo các cuốn sách bài tập

�����Sở dĩ khuyên bạn nên học theo sách bài tập là vì trong sách có hướng dẫn và đáp số sẵn. Khi làm xong có thể đối chiếu ngay cách làm và kết quả để đánh giá khả năng làm bài của mình. Nếu khó hiểu và bí quá thì có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp.

�����Đây cũng là kinh nghiệm dành cho những bạn đã bị hổng kiển thức có thể lấy lại �phong độ� của mình đấy. Bạn thử áp dụng xem, và nhớ báo kết quả về cho Thầy Lượng nhé.

2. Yếu phần nào đào sâu vào phần đó:

������Bạn nên học theo từng dạng bài, tìm ra nhiều phương hướng để giải quyết,luyện tập thật nhiều. Hiểu rõ bản chất và cách tư duy làm thế nào để ra các công thức đó. Đơn giản đó là phải đọc và hiểu về bài toán đó một cách thực sự cũng như biết cách vận dụng chúng thật nhuần nhuyễn. Từ đó, mọi công thức mà nhiều người phải khó khăn để học thuộc bỗng dưng ăn sâu vào tiềm thức suy nghĩ của mình. Khi gặp một bài toán, từ những gì mình hiểu bạn cứ thế vận dụng ra thôi.

�����Đơn giản �làm nhiều quen tay�, kiến thức ngấm rất nhanh và bạn sẽ không còn thấy �sợ� khi phải đụng độ dạng bài đó nữa.

������Mỗi lần học Toán bạn nên tập trung, tự tin rằng mình sẽ làm được bài. Hãy thường xuyên xung phong trả lời và đừng sợ sai. Nếu chẳng may có sai thì thầy giáo sẽ chữa cho bạn và chắc chắn lần sau bạn sẽ không mắc phải những lỗi sai như vậy nữa phải không?

������Kinh nghiệm học Toán thì có nhiều lắm, nhưng quan trọng hãy xác định rõ thực lực của mình, điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn để từ đó lên kế hoạch ôn luyện hay áp dụng các phương pháp học phù hợp cho mình. Hãy học bằng tất cả niềm say mê của mình, chắc chắn bạn sẽ không còn chán nản trước những con số Toán học khô khan.

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ
       Vật lý là một môn khoa học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lý trong nhà trường là một môn hoc lý thú, giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này.

1. Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, theo tôi cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý :

�������- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè�
������- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán – vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.


2. Một số kinh nghiệm học tập môn Vật lý như sau:

������- Trước hết, cần xây dựng cho chúng ta lòng yêu thích môn học – có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Bằng cách nào? Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,� Luôn đặt câu hỏi “Tại sao?“ trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải – và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.
������- Rèn luyện cho chúng ta một trí nhớ tốt vì có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là “Không“ vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay.

������- Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó�Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

������- Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao – không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy.
������

      Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công!